Hướng dẫn cách sắc thuốc
Diễn đàn trường đại học Thủy Sản Nha Trang :: Khu vực buôn bán - Rao vặt - VIỆC LÀM :: Linh tinh khác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hướng dẫn cách sắc thuốc
Hướng dẫn cách sắc thuốc
Xưa có một bệnh nhân đến thầy thuốc xin chẩn mạch hốt thuốc uống, nhưng mang về nhà sắc uống hoài không hết bệnh. Nghĩ rằng thầy chẩn đoán bệnh sai nên tìm đến thầy thuốc khác. Ngờ đâu cơ sự nằm ở chỗ sắc thuốc.
Thầy thuốc sau xem qua thang thuốc rồi bảo đem đến thầy sắc cho và uống liền tại chỗ, sau đó thầy truyền cho đệ tử sắc theo chỉ dẫn của thầy, chỉ ba ngày sau người này khỏi bệnh.
Như vậy vấn đề ở đây là cách sắc thuốc của bệnh nhân có khác với cách sắc thuốc của thầy. Sắc thuốc thang rất dễ vì phần lớn bệnh nhân chỉ biết nguyên tắc đơn giản là cho thuốc vào một siêu đất, rồi đổ ngập nước vài centimet sao cho “ba chén còn lại tám phân”, và cũng ít quầy thuốc hướng dẫn tỉ mỉ cho bệnh nhân dùng ấm sắc thuốc đúng cách. Vì lẽ đó nên nhiều người vẫn tin và cho là thuốc thang tuy có tốt, không độc hại nhưng tác dụng rất chậm và có khi phải uống hàng trăm thang.
Tuy nhiên sắc thuốc khó ở chỗ làm sao chiết xuất được hết các thành phần hoạt chất trong thang thuốc, không bỏ sót vị nào để đạt được hiệu quả trong điều trị. Trong xu hướng hiện nay số lượng người chọn phương án chữa bệnh bằng cây cỏ ngày càng gia tăng, vì vậy trên phương diện chuyên môn chúng tôi xin góp vài ý trong vấn đề sắc thuốc để giúp người bệnh có thể hiểu được phần nào.
1. Về nước dùng để sắc thuốc:
dùng nước đun chín là tốt nhất vì nước này đã loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc.
Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng. Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100g khoảng 500-600ml.
2. Về dụng cụ sắc thuốc:
nên dùng ấm sắc thuốc chuyên dụng không nên dùng nồi hoặc dụng cụ kim loại để sắc thuốc, như thế sẽ tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể.
3. Về thành phần của thang thuốc:
một thang thuốc thường có nhiều vị thuốc phối ngũ với nhau. Trong đó có thể có loại dễ tan, có loại khó tan trong nước, có loại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như tinh dầu, có loại mỏng manh, nhẹ thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá, có loại cứng chắc như rễ củ, loại nặng hay bị chìm xuống đáy siêu như các khoáng vật, xương động vật. Do đó khi sắc cần chú ý, không phải đổ tất cả vào siêu một lượt, mà ở đây trách nhiệm của người bán thuốc là ghi chú và căn dặn người bệnh kỹ càng, thuốc nào cho vào sắc trước, thuốc nào cho sau, loại có tinh dầu dễ bay hơi chỉ cho vào sau cùng trước khi bắc xuống, có loại cần phải cho vào túi vải để không làm khét đáy siêu như thạch cao. Trong thang thuốc đôi khi còn có những vị thuốc quý như “sâm, nhung, quế, sừng tê...” thường được tán thành bột gói riêng và dặn bệnh nhân nên cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.
4. Về thời gian và nhiệt độ sắc thuốc:
trước khi cho vào siêu nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm, các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào siêu.
- Nếu là thang thuốc giải cảm thường được sắc nhanh với lửa to và sắc một lần khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô. - Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như đương quy, nhân sâm, bạch truật, hà thủ ô... cần lấy vị nên sắc chậm với lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa hai nước lại với nhau uống, hoặc có thể cô đặc lại rồi chia hai lần uống trong ngày.
5. Về cách uống thuốc (dùng ấm sắc thuốc trường thọ):
khi uống thuốc thang chú ý một số điều sau đây:
- Nên uống lúc bụng trống cho thuốc dễ hấp thu.
- Không dùng chung với trứng, sữa, phó mát.
- Không uống chung với nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.
- Không ăn những thức ăn cứng, dai, khó tiêu, giúp thuốc dễ hấp thu.
- Chú ý kiêng ăn theo lời khuyên của bác sĩ cho từng loại bệnh. Sắc thuốc vẫn còn mang tính cách thủ công, tuy nhiên cẩn thận và chú ý khi sắc mới có thể chiết xuất được tối đa các hoạt chất. Sắc đúng kỹ thuật sẽ có được chén thuốc thang đầy đủ mùi vị của thuốc. Có khi người bệnh chỉ cần ngửi mùi thuốc cũng thấy khỏe được vài phần. Thuốc tốt cũng mang lại niềm tin rất lớn cho người sử dụng.
Xưa có một bệnh nhân đến thầy thuốc xin chẩn mạch hốt thuốc uống, nhưng mang về nhà sắc uống hoài không hết bệnh. Nghĩ rằng thầy chẩn đoán bệnh sai nên tìm đến thầy thuốc khác. Ngờ đâu cơ sự nằm ở chỗ sắc thuốc.
Thầy thuốc sau xem qua thang thuốc rồi bảo đem đến thầy sắc cho và uống liền tại chỗ, sau đó thầy truyền cho đệ tử sắc theo chỉ dẫn của thầy, chỉ ba ngày sau người này khỏi bệnh.
Như vậy vấn đề ở đây là cách sắc thuốc của bệnh nhân có khác với cách sắc thuốc của thầy. Sắc thuốc thang rất dễ vì phần lớn bệnh nhân chỉ biết nguyên tắc đơn giản là cho thuốc vào một siêu đất, rồi đổ ngập nước vài centimet sao cho “ba chén còn lại tám phân”, và cũng ít quầy thuốc hướng dẫn tỉ mỉ cho bệnh nhân dùng ấm sắc thuốc đúng cách. Vì lẽ đó nên nhiều người vẫn tin và cho là thuốc thang tuy có tốt, không độc hại nhưng tác dụng rất chậm và có khi phải uống hàng trăm thang.
Tuy nhiên sắc thuốc khó ở chỗ làm sao chiết xuất được hết các thành phần hoạt chất trong thang thuốc, không bỏ sót vị nào để đạt được hiệu quả trong điều trị. Trong xu hướng hiện nay số lượng người chọn phương án chữa bệnh bằng cây cỏ ngày càng gia tăng, vì vậy trên phương diện chuyên môn chúng tôi xin góp vài ý trong vấn đề sắc thuốc để giúp người bệnh có thể hiểu được phần nào.
1. Về nước dùng để sắc thuốc:
dùng nước đun chín là tốt nhất vì nước này đã loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc.
Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng. Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100g khoảng 500-600ml.
2. Về dụng cụ sắc thuốc:
nên dùng ấm sắc thuốc chuyên dụng không nên dùng nồi hoặc dụng cụ kim loại để sắc thuốc, như thế sẽ tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể.
3. Về thành phần của thang thuốc:
một thang thuốc thường có nhiều vị thuốc phối ngũ với nhau. Trong đó có thể có loại dễ tan, có loại khó tan trong nước, có loại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như tinh dầu, có loại mỏng manh, nhẹ thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá, có loại cứng chắc như rễ củ, loại nặng hay bị chìm xuống đáy siêu như các khoáng vật, xương động vật. Do đó khi sắc cần chú ý, không phải đổ tất cả vào siêu một lượt, mà ở đây trách nhiệm của người bán thuốc là ghi chú và căn dặn người bệnh kỹ càng, thuốc nào cho vào sắc trước, thuốc nào cho sau, loại có tinh dầu dễ bay hơi chỉ cho vào sau cùng trước khi bắc xuống, có loại cần phải cho vào túi vải để không làm khét đáy siêu như thạch cao. Trong thang thuốc đôi khi còn có những vị thuốc quý như “sâm, nhung, quế, sừng tê...” thường được tán thành bột gói riêng và dặn bệnh nhân nên cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.
4. Về thời gian và nhiệt độ sắc thuốc:
trước khi cho vào siêu nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm, các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào siêu.
- Nếu là thang thuốc giải cảm thường được sắc nhanh với lửa to và sắc một lần khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô. - Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như đương quy, nhân sâm, bạch truật, hà thủ ô... cần lấy vị nên sắc chậm với lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa hai nước lại với nhau uống, hoặc có thể cô đặc lại rồi chia hai lần uống trong ngày.
5. Về cách uống thuốc (dùng ấm sắc thuốc trường thọ):
khi uống thuốc thang chú ý một số điều sau đây:
- Nên uống lúc bụng trống cho thuốc dễ hấp thu.
- Không dùng chung với trứng, sữa, phó mát.
- Không uống chung với nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống.
- Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.
- Không ăn những thức ăn cứng, dai, khó tiêu, giúp thuốc dễ hấp thu.
- Chú ý kiêng ăn theo lời khuyên của bác sĩ cho từng loại bệnh. Sắc thuốc vẫn còn mang tính cách thủ công, tuy nhiên cẩn thận và chú ý khi sắc mới có thể chiết xuất được tối đa các hoạt chất. Sắc đúng kỹ thuật sẽ có được chén thuốc thang đầy đủ mùi vị của thuốc. Có khi người bệnh chỉ cần ngửi mùi thuốc cũng thấy khỏe được vài phần. Thuốc tốt cũng mang lại niềm tin rất lớn cho người sử dụng.
seotd01- Thành viên mới
- Tổng số bài gửi : 1
Được cảm ơn : 0
Join date : 08/04/2012
Similar topics
» Cây dương xỉ - Cây trang trí, cây phong thủy và là cây thuốc dùng từ rất lâu,. Nhận dạng cây thuốc
» Các loại cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP nổi tiếng và dễ tìm - Nhận dạng cây thuốc
» Một số loại cây chữa các BỆNH VỀ THẬN được các thầy thuốc khuyên dùng - Nhận dạng cây thuốc
» Nhận dạng các cây thuốc nam quen thuộc ở Việt Nam
» Cây cối xay, .. Nhận dạng cây thuốc
» Các loại cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh XƯƠNG KHỚP nổi tiếng và dễ tìm - Nhận dạng cây thuốc
» Một số loại cây chữa các BỆNH VỀ THẬN được các thầy thuốc khuyên dùng - Nhận dạng cây thuốc
» Nhận dạng các cây thuốc nam quen thuộc ở Việt Nam
» Cây cối xay, .. Nhận dạng cây thuốc
Diễn đàn trường đại học Thủy Sản Nha Trang :: Khu vực buôn bán - Rao vặt - VIỆC LÀM :: Linh tinh khác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết